Giáo án cô giáo Nguyễn Thị Yến lớp 5-6A1
PHÒNG GD&ĐT YÊN THẾ TRƯỜNG MN TAM HIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- hạnh phúc |
GIÁO ÁN DỰ THI
GIÁO VIÊN MẦM NON DẠY GIỎI CẤP HUYỆN VÒNG 2
CHU KỲ 2020- 2022
Lĩnh vực Hoạt động Đề tài Chủ đề Đối tượng Thời gian Ngày soạn Ngày dạy Người soạn và dạy Đơn vị | : Phát triển ngôn ngữ : Làm quen chữ viết : Làm quen chữ cái e, ê : Gia đình : Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi : 30 phút : 25/10/2021 : 28/10/2022 : Nguyễn Thị Yến : Trường mầm non Tam Hiệp |
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Hình thành cho trẻ biểu tượng về chữ cái e, ê.
- Phát âm chính xác các chữ cái: e, ê
- Trẻ tìm và phân biệt được chữ cái e, ê trong từ, trong nhóm.
- Trẻ nhận biết được cấu tạo của chữ cái e, ê.
- Trẻ nhận biết được các chữ cái e, ê thông qua các trò chơi.
2. Kĩ năng
- Rèn cho trẻ kĩ năng chú ý, quan sát, so sánh, ghi nhớ có chủ định.
- Rèn kỹ năng phát âm và phát triển vốn từ cho trẻ; Rèn trẻ biết trả lời câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc.
- Rèn trẻ kỹ năng hoạt động theo nhóm, ý thức tập thể, đoàn kết với bạn trong các hoạt động.
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động, tự tin, ý thức tổ chức kỷ luật trong các hoạt động.
- Giáo dục chăm ngoan học giỏi, nghe lời mẹ.
II. Chuẩn bị
1. Địa điểm: Lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A1
2. Đồ dùng của cô:
- Giáo án , powerpoint bài giảng chữ cái e, ê.
- Máy tính, ti vi, loa, 1 vòng to, mũ e và ê.
- Tranh có chứa chữ cái e, ê; 3 bảng từ; 9 chiếc vòng thể dục.
- Nhạc bài: niềm vui gia đình, múa cho mẹ xem, bàn tay mẹ,....
3. Đồ dùng của trẻ:
- Rổ con đựng: thẻ chữ cái e, ê; Các nét chữ cái e, ê cắt rời; que tính; bảng.
- Tâm thế trẻ, xốp ngồi.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú (2 phút) - Chào mừng các bé đến với chương trình “Chữ cái và những người bạn” . - Tham dự vào chương trình là 3 gia đình: + Gia đình số 1 + Gia đình số 2 + Gia đình số 3 - Khách mời của chương trình là các cô giáo đại diện cho Phòng giáo dục huyện Yên Thế về dự, đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng. - Và cô sẽ là người đồng hành cùng các gia đình trong suốt chương trình ngày hôm nay 2. Hoạt động 2: Bài mới (27 phút) a. Làm quen chữ cái e, ê - Cho trẻ xem hình ảnh và đoán
+ Cô tặng món quà gì đây?
=> Đúng rồi, cô tặng cho chúng mình hình ảnh: “mẹ yêu con”. Mẹ là người sinh ra các con, vất vả chăm sóc, yêu thương các con. + Vậy các con phải làm gì cho mẹ vui lòng?
=> À, các con phải chăm ngoan học giỏi, ngoan ngoãn nghe lời mẹ để mẹ các con luôn vui lòng. - Dưới hình ảnh mẹ yêu con cô có từ “mẹ yêu con’’ chúng mình cùng đọc với cô nào. - Cho 3 gia đình đoán xem có bao nhiêu chữ cái? - Chúng mình cùng đếm xem có bao nhiêu chữ cái nhé. - Trong từ “mẹ yêu con’’có chữ cái mà các con đã học đấy. Cô mời 1 bạn lên tìm chữ - Cô mời cả lớp phát âm - Mời một trẻ lên tìm chữ cái ở vị trí số 1, 4 - Đây là nhóm chữ cái e, ê mà chương trình muốn các con cùng cô làm quen và khám phá - Chữ e: + Cô giới thiệu chữ e + Cô phát âm 3 lần + Cho trẻ phát âm thay đổi hình thức ( cô sửa sai)
+ Làm thế nào tạo thành chữ e? +Trong rổ các con có các nét chữ rời các con ghép tạo thành chữ e. + Con ghép được chữ gì? + Vậy chữ e được cấu tạo như thế nào?
+ Cô củng cố lại cấu tạo chữ (e): chữ (e) được cấu tạo bởi 2 nét: nét thứ nhất là nét gạch ngang, nét thứ hai là nét cong tròn không khép kín, được phát âm là (e) + Cô mời bạn nào giỏi nhắc lại cấu tạo chữ (e) giúp cô nào.
+ Cô giới thiệu chữ (e) in thường, chữ (E) in hoa và chữ (e) viết thường + Cả 3 chữ tuy có cách viết khác nhau nhưng đều được phát âm là (e), cô mời cả lớp phát âm nào + Con tìm thẻ chữ (e) trong rổ giơ lên và phát âm
- Chữ ê + Cô tặng cho trẻ dấu mũ xuôi và đố trẻ đó là chữ gì? Vì sao con biết?
+ Cô giới thiệu với các con đây là chữ (ê) được phát âm là (ê), các con lắng nghe cô phát âm nhé ( cô phát âm 3 lần) + Cô mời các bạn phát âm nào (cô sửa sai cho trẻ)
+ Vậy bạn nào thông minh tinh mắt nêu cho cô cấu tạo chữ ê?
-> Cô củng cố lại cấu tạo chữ (ê): chữ (ê) được cấu tạo bởi 2 nét: nét thứ nhất là nét gạch ngang, nét thứ hai là nét cong tròn không khép kín và 1 dấu mũ xuôi ở phía trên, được phát âm là (ê). + Cô mời bạn nào giỏi nhắc lại cấu tạo chữ (ê) giúp cô nào
+ Cô giới thiệu chữ (ê) in thường, chữ (Ê) in hoa và chữ (ê) viết thường + Cả 3 chữ tuy có cách viết khác nhau nhưng đều được phát âm là (ê), cô mời cả lớp phát âm nào + Con tìm thẻ chữ (ê) trong rổ giơ lên và phát âm
+ Con sẽ tạo lại chữ e - So sánh chữ e và chữ ê + Bạn nào thông minh tinh mắt cho cô và cả lớp cùng biết chữ (e) và chữ (ê) có điểm gì giống nhau và khác nhau?
=> Cô khái quát: chữ e và chữ ê giống nhau là cả 2 chữ đều có cấu tạo bởi 2 nét: 1 nét gạch ngang, 1 nét cong tròn không khép kín. Còn chữ e và chữ ê khác nhau là chữ e không có mũ, chữ ê có mũ xuôi; khác nhau ở cách phát âm chữ e phát âm là (e), chữ ê phát âm là (ê) + Cô mời bạn nào nhắc lại giúp cô to và rõ ràng nào?
- Chúng mình cùng cô làm quen với nhóm chữ cái gì? - Chữ nào biến mất? - Con cất các nét chữ e vào rổ - Trên bảng con còn chữ gì?
b. Trò chơi củng cố * Trò chơi 1 “Gia đình cần” - Cách chơi: Khi cô nói “gia đình cần” gì thì trẻ làm đúng theo yêu cầu - Tổ chức cho trẻ chơi
-> Nhận xét kết quả chơi của trẻ... * Trò chơi 2 “Gia đình nào nhanh” - Cách chơi: Để chơi được trò chơi này trẻ tạo thành 3 đội lên chơi. Trong thời gian một bản nhạc, lần lượt từng trẻ ở các đội phải bật qua 3 vòng thể dục lên lấy hình ảnh có từ chứa chữ cái e, ê hoặc nhóm chữ e, ê gắn vào ngôi nhà theo yêu cầu của cô. - Luật chơi: Trẻ bật qua 3 vòng thể dục không giẫm vào vòng, mỗi lần lên chỉ được lấy 1 tranh, bạn lấy xong chạy về bạn khác tiếp tục lên. Đội nào chọn đúng, được nhiều thì đội đội đó dành chiến thắng. - Tổ chức cho trẻ chơi. -> Nhận xét kết quả chơi của trẻ... * Trò chơi 3 “Hãy chọn tôi” - Cách chơi: Trẻ vừa đi vừa hát hoặc đọc thơ tay cầm chữ cái e, ê theo ý thích khi nghe hiệu lệnh “hãy chọn tôi” thì nhảy vào vòng tròn có bạn đội mũ có chữ cái giống thẻ chữ đang cầm trên tay. - Luật chơi: Bạn nào chọn sai thì nhẩy lò cò - Tổ chức cho trẻ chơi
->Nhận xét trẻ chơi, củng cố và giáo dục... 3. Hoạt động 3: Kết thúc (1 phút) - Chương trình “Chữ cái và những người bạn” đến đây là hết xin chào và hẹn gặp lại. |
- Trẻ hưởng ứng
- Trẻ vỗ tay hưởng ứng
- Trẻ vỗ tay
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ ngồi theo 3 đội quan sát, thảo luận và trả lời: + Hình ảnh mẹ yêu con, mẹ bế con, mẹ thơm con,... + Trẻ chú ý lắng nghe
+ Chăm ngoan học giỏi, nghe lời mẹ ạ. - Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ đọc “mẹ yêu con’’
- 3 gia đình đoán số... - Trẻ đếm 1, 2, 3,....8
- Trẻ lên tìm: o
- Trẻ phát âm: o - Trẻ lên tìm: e, ê - Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ lắng nghe cô phát âm
- Lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm - Viết chữ, xếp chữ… - Trẻ ghép tạo chữ e
- Con ghép được chữ e - Chữ (e) được cấu tạo bởi 2 nét: nét thứ nhất là nét gạch ngang, nét thứ hai là nét cong tròn không khép kín, được phát âm là e. - Trẻ lắng nghe.
- 1 trẻ nhắc lại: chữ (e) được cấu tạo bởi 2 nét: nét thứ nhất là nét gạch ngang, nét thứ hai là nét cong tròn không khép kín, được phát âm là (e). - Trẻ chú ý lắng nghe
- Cả lớp phát âm
- Trẻ lấy thẻ chữ e trong rổ phát âm
- Trẻ lấy dấu mũ xuôi xếp và trả lời: chữ ê ạ. Vì ở nhà mẹ dạy con ạ,... - Trẻ lắng nghe cô phát âm
- Cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm - Chữ (ê) được cấu tạo bởi 2 nét: nét thứ nhất là nét gạch ngang, nét thứ hai là nét cong tròn không khép kín và 1 dấu mũ xuôi ở phía trên, được phát âm là (ê). - Trẻ chú ý lắng nghe
- 1 trẻ nhắc lại: Chữ (ê) được cấu tạo bởi 2 nét: nét thứ nhất là nét gạch ngang, nét thứ hai là nét cong tròn không khép kín và 1 dấu mũ xuôi ở phía trên, được phát âm là (ê). - Trẻ chú ý lắng nghe
- Cả lớp phát âm
- Trẻ lấy thẻ chữ ê trong rổ phát âm - Trẻ xếp chữ e
- Giống nhau: chữ e và chữ ê đều có cấu tạo bởi 2 nét: 1 nét gạch ngang, 1 nét cong tròn không khép kín. - Khác nhau: chữ e không có mũ, chữ ê có mũ xuôi; cách phát âm: chữ e phát âm là e, chữ ê phát âm là ê. - Trẻ lắng nghe.
+ 1 trẻ nhắc lại: chữ e và chữ ê giống nhau là cả 2 chữ đều có cấu tạo bởi 2 nét: 1 nét gạch ngang, 1 nét cong tròn không khép kín. Còn chữ e và chữ ê khác nhau là chữ e không có mũ, chữ ê có mũ xuôi; khác nhau ở cách phát âm chữ e phát âm là (e), chữ ê phát âm là (ê) - Chữ e, chữ ê
- Chữ e - Trẻ cất chữ e - Chữ ê, trẻ phát âm ê và cất vào rổ
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Cả lớp cùng chơi tìm chữ và giơ lên phát âm (2-3 lần) - Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ lắng nghe cô
- 3 đội tham gia chơi - Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ lắng nghe cô
- Cả lớp đi vòng tròn chơi trò chơi theo hiệu lệnh (3-4 lần) - Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ vẫy tay chào. |